5 sai lầm của mẹ làm tổn thương vùng mông bé

5 sai lầm của mẹ làm tổn thương vùng mông bé dưới đây khuyên tuyệt đối nên tránh trong quá trình chăm sóc trẻ để bảo vệ tốt cho làn da mỏng manh dễ kích ứng của chúng. Bởi da trẻ vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng do nhiễm khuẩn dẫn đến các tình trạng hăm đỏ, nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, lở loét,… Nguyên nhân của những hậu quả này thường là do sự chăm sóc sai cách của mẹ.

Hằng năm, trẻ em mắc bệnh viêm da vùng mông chiếm tỉ lệ khá cao dưới các dạng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hăm da, lở loét,… Da trẻ thường có những biểu hiện sưng tấy, lốm đốm đỏ, rướm máu,… ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục sau đó lan rộng sang vùng mông, đùi. Vì thế, nếu không được chữa trị đúng cách kịp thời sẽ khiến trẻ phải đối mặt với những bỏng rát, đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, trước tiên khuyên các mẹ cần chú ý hơn trong việc chăm sóc da cho bé để bảo vệ làn da mông nhạy cảm của chúng không phải chịu tổn thương, tránh mắc những sai lầm dưới đây:

Vệ sinh sai cách

5 sai lầm của mẹ làm tổn thương vùng mông bé

Do thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, phân nên vùng da mông, hậu môn và vùng sinh dục của trẻ rất dễ nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương. Trong lúc vệ sinh, mẹ lại thường lau chùi cho bé ngược từ hướng mông lên vùng sinh dục nên vi khuẩn di chuyển từ hậu môn lên vùng kín dễ gây ra tình trạng viêm bàng quang, âm hộ hay âm đạo. Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh cho bé bằng khăn ướt cũng là nguyên nhân làm tổn thương vùng mông ở trẻ. Mẹ chú ý khi mua khăn ướt dùng cho bé không nên chọn loại có chứa chất tạo mùi, chất phụ gia, propylene glycol, xà phòng hoặc cồn bởi có thể khiến vết hăm tã trở nên nặng hơn. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ nên dùng bông chuyên dụng và nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục cho trẻ.

Sử dụng phấn rôm quá nhiều

Các mẹ thường tin rằng, thoa phấn rôm lên da trẻ trước khi mặc tã sẽ tránh bị hăm da. Tuy nhiên, các mẹ không hề biết được rằng phấn rôm sẽ làm da bé bí hơi, nếu sử dụng trong thời gian dài gây đổ mồ hôi, vón cục dẫn đến bít lỗ chân lông. Điều này sẽ thúc đẩy cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. 

Để sử dụng phấn rôm đúng cách và hiệu quả, mẹ cần lau bé thật khô sau khi tắm, cho vào tay một lượng phấn vừa đủ rồi nhẹ nhàng xoa đều lên người trẻ, tuyệt đối không thoa ở vùng kín, mặt, mũi.

Sử dụng kem chống hăm sai cách

5 sai lầm của mẹ làm tổn thương vùng mông bé

Nhiều mẹ thường có quan niệm sai lầm rằng thoa kem chống hăm cho trẻ càng dày sẽ mang đến hiệu quả cao. Nhưng thực ra, bôi kem quá dày sẽ khiến khả năng hấp thụ giảm, bít lỗ chân lông gây mẩn ngứa. Ngoài ra, việc sử dụng cho trẻ nhiều loại kem cùng lúc mà không qua sự cho phép của bác sĩ cũng rất dễ khiến da bé bị viêm, dị ứng. Để sử dụng kem chống hăm đúng cách, mẹ dùng khăn mềm lau khô da bé, rồi thoa lên vùng da cần điều trị một lượng thật mỏng, tốt nhất là theo chỉ định của bác sĩ.

Mua bỉm kém chất lượng

5 sai lầm của mẹ làm tổn thương vùng mông bé

Nhiều mẹ thường có tâm lý tiết kiệm chi phí nên chọn mua cho con những loại bỉm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, không thời hạn sử dụng và không đảm bảo an toàn vệ sinh và tính kháng khuẩn. Do vậy khi trẻ tiểu tiện hoặc đại tiện, chất thải đọng lại ở lớp giấy kém chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm kích ứng da. Nếu mẹ cho trẻ sử dụng bỉm kém chất lượng trong thời gian dài sẽ gây viêm loét, thậm chí dẫn đến vô sinh, ung thư da.

Do vậy, khi mua bỉm/tã cho trẻ mẹ cần chú ý chọn những loại có thương hiệu uy tín, đã qua kiểm định chất lượng, được nhiều người sử dụng như Goon, Huggies, Bobby Fresh, Mamy Poko,… giúp bảo vệ mông trẻ hạn chế những tổn thương, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

Đóng bỉm quá lâu

Bởi tiết kiệm, nên nhiều mẹ có thói quen đợi tã ướt sũng mới thay cho bé. Điều này cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập làm kích ứng da, gây viêm nhiễm ở trẻ. Khi trẻ đại tiện mà không được thay tã ngay, những emzyme trong chất thải sản sinh ra ammonia có điều kiện tiếp xúc với làn da non nớt của bé lâu hơn gây hăm đỏ, kích ứng. Do vậy khuyên các mẹ hãy thường xuyên thay tã cho bé khoảng 2 – 3 tiếng một lần và khoảng 4 – 5 tiếng với bỉm, ngay cả khi chưa đầy. Ngay khi tã ướt, mẹ nhanh chóng vệ sinh và thay bỉm/tã mới cho trẻ. Mẹ nên hạn chế mặc bỉm/tã cho bé quá thường xuyên, để da bé được khô thoáng.

Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận